- 1. Tiểu cầu là gì?
- 2. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
- 3. Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
- 4. Ý nghĩa của sự đông máu
- 5. Một số thông tin về tiểu cầu bạn cần biết
- 5.1 Bệnh thiếu tiểu cầu có nghiêm trọng không?
- 5.2 Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu?
- 5.3 Những loại thức ăn giúp tăng tiểu cầu
Bạn đang xem : Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Máu là nguồn sống quan trọng của cơ thể người. Khi mất máu tiểu cầu sẽ tham gia bảo vệ cơ thể. Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? Cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào.
Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu quan trọng của cơ thể. Tiểu cầu là một loại tế bào máu nhỏ nhất có khoảng 200.000/mm3 máu. Và tiểu cầu là một phần không thể thiếu trong cơ chế đông máu của cơ thể.
Bản chất của tiểu cầu là mảnh vỡ của tế bào gốc sinh máu từ tủy tạo nên và không có nhân. Nó có dạng hình đĩa lồi 2 mặt giống thấu kính hội tụ, đường kính khoảng 2 – 3µm.
Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
Tiểu cầu đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vai trò của tiểu cầu cụ thể như sau:
Xem thêm : Nhà Lý được thành lập như thế nào? Lịch sử Việt Nam phong phú ra sao?
- Khi cơ thể chảy máu, tiểu cầu là một chất xúc tác quan trọng làm co mạch máu.
- Tiểu cầu dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.
- Tiểu cầu giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
Khi trong cơ thể bị chảy máu thì tiểu cầu có khả năng làm dừng quá trình chảy máu. Tại nơi có vết thương, tiểu cầu va vào thành mạch giải phóng enzim. Dưới tác dụng của ion Ca2+ biến chất sinh tơ máu thành tơ máu.
Các tơ máu nhanh chóng kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo cục máu đông trên miệng vết thương. Cục máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa
Quá trình cầm máu của tiểu cầu có 3 giai đoạn cụ thể:
- Kết dính: Tiểu cầu sẽ kết dính với các chất bên ngoài của nội mạc.
- Phát động: Các tiểu cầu sẽ thay đổi hình dạng, sau đó kích hoạt thụ quan và tiết ra các tín hiệu hóa học.
- Sau đó các tiểu cầu tập hợp và kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.
Ý nghĩa của sự đông máu
Đông máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Sự đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.
Tham khảo thêm : Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào? Giải mã hệ thần kinh trong cơ thể
- Khi bị thương, sự đông máu đóng một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Nếu không có quá trình đông máu cơ thể người sẽ tử vong sớm do mất máu.
- Ngoài ra, sự đông máu còn giúp cơ thể tự bảo vệ khi bị thương, tránh vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến co giật, chết người.
Một số thông tin về tiểu cầu bạn cần biết
Bệnh thiếu tiểu cầu có nghiêm trọng không?
Bệnh thiếu tiểu cầu rất nguy hiểm cho con người. Số lượng tiểu cầu bị giảm sẽ gây bất ổn cho cơ thể và sinh hoạt hàng ngày. Nếu tiểu cầu bị giảm đến ngưỡng chỉ còn dưới 10.000/ml tiểu cầu thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, giảm tiểu cầu nặng cũng có thể gây chảy máu trong óc hoặc ở ruột và có thể dẫn đến chết người nếu không được cấp cứu kịp thời.
Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu?
Giảm tiểu cầu không phải là ung thư máu. Giảm tiểu cầu là số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm.
Ung thư máu là do các tế bào gen trong máu bị tổn thương. Các tế bào ung thư cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tiểu cầu.
Những loại thức ăn giúp tăng tiểu cầu
TamTheThangLong gợi ý đến bạn một số loại thức ăn giúp tăng tiểu cầu bạn nên biết:
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như cam, bưởi, ổi, ớt chuông, kiwi,…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như: gan bò, hàu, sô cô la đen,…
- Ăn các thực phẩm tươi, đặc biệt là rau củ quả như rau bina, súp lơ xanh,…
- Các thực phẩm còn ở dạng thô như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, gạo lức và lúa mì.
- Ăn các loại thực phẩm giúp cơ thể thêm nhiều năng lượng như sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá,…
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? Hãy chia sẻ bài viết để nhiều người biết đến kiến thức này hơn nhé! Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích.
Trên đây là bài viết Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.