Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Thứ Hai, ngày 21/03/2022 - 23:05
5 / 5 của 1 đánh giá
Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Pháp đã tiến hành đánh chiếm Bắc Kì như thế nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Bạn đang xem : Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Những năm cuối thế kỉ 19, thực dân Pháp tiến hành một loạt kế hoạch đô hộ nước ta. Một trong số đó là cuộc tiến công ra Bắc để đánh chiếm Bắc Kì. Vậy thì tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Nguyên do nào dẫn đến sự việc trên? Một loạt sự kiện tấn công Bắc Kì sẽ được TamTheThangLong chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc xuất phát hoàn toàn từ những nguyên nhân chủ quan. Trong khi quân triều đình với lực lượng 7.000 quân vẫn thua đội quân 200 người của Pháp. Nguyên nhân thất bại ở đây là do:

Thứ nhất, quân ta chủ quan, không hề có sự chuẩn bị để đối phó với quân đội Pháp. Mặc dù trước đó, chúng ta đã nhận được tối hậu thư đe dọa của chúng.

Thứ hai, quân triều đình sử dụng vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không được có sự hỗ trợ của nhân dân kháng chiến. Trong khi đó, Pháp với đội quân mạnh mẽ, được trang bị vũ khí hiện đại.

Thứ ba, triều đình Huế vẫn ôm mộng tưởng cầu hòa với Pháp, muốn thương lượng với quân đội Pháp để yêu cầu rút lui. Trong khi ý định xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta đã rất rõ ràng. Thế nên, triều đình không tổ chức kháng chiến cho nhân dân đánh Pháp.

Xem thêm : Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Chính vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chỉ diễn ra đơn lẻ, không nhận được sự hỗ trợ từ các địa phương khác. Hậu quả là dù quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc.

Thực dân Pháp tiến hành kế hoạch đóng chiếm Bắc Kì như thế nào?

Thực dân Pháp tiến hành kế hoạch đóng chiếm Bắc Kì bằng cách tìm một duyên cớ để đưa quân ra Bắc giải quyết. Lí do đó chính là “vụ Đuy-puy”.

Diễn biến “vụ Đuy-puy”

Tham khảo thêm : Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?

Giăng Đuy-puy là một tên lái buôn hoạt động ở vùng biển Trung Quốc – Việt Nam. Tháng 11/1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được triều đình Huế cấp phép. Hắn đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam.

Quân dưới trướng Đuy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan lính và dân ta đem xuống tàu. Hắn khước từ luôn lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương.

Lấy cớ vụ việc trên, Pháp lệnh cho Gác-ni-ê dẫn hơn 200 quân kéo ra Bắc giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, thực chất là để đánh chiếm thành Hà Nội.

Thực dân Pháp tiến hành kế hoạch đóng chiếm Bắc Kì như thế nào?

Diễn biến

  • Ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Đến trưa thì công được thành, Nguyễn Tri Phương bị quân Pháp bắt giữ.
  • Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi đánh chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

Như vậy, thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867

Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867:

Về chính trị

Thực dân Pháp tiến hành xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự ở Nam Kì. Chúng tiến hành cướp đoạt ruộng đất, vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ta bằng tô thuế. Pháp mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền phản động cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. Vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa, bồi thường chiến phí cho Pháp. Triều đình nhà Nguyễn vẫn muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Về kinh tế

Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp lúc bấy giờ đều trong tình trạng sa sút kiệt quệ. Tài chính, quân sự suy yếu nhanh chóng.

Về xã hội

Đời sống nhân dân rơi vào cơ cực, lầm than. Mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình ngày càng sâu sắc. Do vậy mà hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra ở khắp nhiều nơi trong cả nước.

Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867

Tình hình nước ta lúc bấy giờ rất khó khăn, hoàn toàn tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.

Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy 1873

Diễn biến trận Cầu Giấy 1873:

Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây. Ngày 21/12/1873, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân đội của Hoàng Tá Viêm tấn công thành Hà Nội. Theo lệnh của Hoàng Tá Viêm, Thống đốc quân thứ Tam Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) và của Tôn Thất Thuyết, Tham tán quân thứ Tam Tuyên, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến mai phục ở khu Cầu Giấy cách thành Hà Nội gần hai dặm về phía nam. Sau đó cho một nhóm đến sát thành Hà Nội khiêu chiến.

Bấy giờ Gác-ni-ê đang ngồi nghị bàn với phái đoàn của triều đình Huế do Trần Đình Túc dẫn đầu ở trong thành Hà Nội. Nhận được khẩn báo quân binh triều đình cùng với quân Cờ đen ở Sơn Tây phối hợp đang tiến công cổng thành Hà Nội. Gác-ni-ê dẫn một toán quân ra nghênh chiến.

Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy 1873

Trong lúc truy kích ở cửa thành Đông Nam, Gác-ni-ê bị vấp phải một cái hố nhỏ, ngã xuống. Quân Cờ Đen xông ra bao vây giết chết Gác-ni-ê và một binh sĩ khác. Bốn người đồng đội khác của Gác-ni-ê cũng bị giết trong cuộc truy kích này. Nhiều sĩ quan và binh lính địch cũng bị giết chết. Tàn quân của Gác-ni-ê vội vàng rút vào trong thành cố thủ.

Chiến thắng Cầu Giấy mang đến ý nghĩa quân sự và tâm lý hết sức quan trọng. Ở nhiều địa phương khác, hưởng ứng trận Cầu Giấy, cuộc kháng chiến chống Pháp nổi lên ngày càng nhiều. Thực dân Pháp ngày càng bị sa lầy, tạm thời ngừng chiến.

Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp vào quân triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Khi quân Pháp tiến đánh lần thứ hai, nhân dân Bắc Kì đã tích cực phối hợp với quân triều đình để kháng chiến chống Pháp. Nhân dân ta đã tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc.

Họ tổ chức thành những đội ngũ để tham gia bảo vệ thành. Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao lòng yêu nước, nâng cao tinh thần chống giặc bất khuất trong nhân dân.

Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra ngày càng quyết liệt. Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp. Họ phối hợp với dân các vùng xung quanh tiến hành đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,… Quân dân ở các địa phương cũng sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,… để cản bước chân giặc.

Nhờ sự phối hợp đó, ngày 19/5/1883, quân dân ta có trận chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (1883).

Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp vào quân triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Qua bài viết, chúng ta đã biết được nguyên do tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Thêm vào đó là những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong qua trình Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để có thêm những kiến thức lịch sử thú vị nhé!

Trên đây là bài viết Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!