- 1. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
- 1.1 Đôi nét về tác giả Nguyễn Trung Thành
- 1.2 Hoàn cảnh ra đời bài Rừng xà nu
- 1.3 Bố cục bài Rừng xà nu
- 1.4 Tóm tắt bài Rừng xà nu
- 2. Trả lời câu hỏi SGK soạn bài Rừng xà nu
- 2.1 Câu 1 trang 48 SGK Ngữ văn 12 tập 2
- 2.2 Câu 2 trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2
- 2.3 Câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2
- 2.4 Câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Bạn đang xem : Soạn bài Rừng xà nu Ngữ văn 12 chuẩn và đầy đủ nhất
Soạn bài Rừng xà nu Ngữ văn 12 chuẩn và đầy đủ nhất được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Tác phẩm Rừng xà nu sẽ cho bạn cảm nhận được sự chân thực về chiến tranh thời xưa. Dưới đây là một số gợi ý trả lời câu hỏi SGK soạn bài Rừng xà nu đầy đủ nhất. Mời bạn đọc theo dõi cùng TamTheThangLong để hiểu bài nhanh hơn nhé!
Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
Đôi nét về tác giả Nguyễn Trung Thành
Tác giả Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, ông sinh ra ở Quảng Nam. Nguyễn Trung Thành lấy bút danh là Nguyên Ngọc. Ông là một nhà văn cách mạng và có một thời gian dài gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên.
Chính thời gian này đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về những cuộc kháng chiến khốc liệt. Điều này đã góp phần tạo nên một số tác phẩm tác phẩm ấn tượng về Tây Nguyên. Chẳng hạn như Đất nước đứng lên và Rừng xà nu.
Hoàn cảnh ra đời bài Rừng xà nu
Tác phẩm Rừng xà nu ra đời vào năm 1965. Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn cuộc chiến chống Mỹ diễn ra gay gắt. Rừng xà nu nêu cao tinh thần đứng lên đấu tranh chống lại sự tàn ác của kẻ thù xâm lược.
Truyện được in lần đầu trên số 2/1965, Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Năm 1969, tác phẩm được in trong tập Trên quê hương những anh hùng điện ngọc. Rừng xà nu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Xem thêm : Soạn bài bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết – Ngữ văn 11
Tiếp theo của soạn bài Rừng xà nu là phần bố cục của tác phẩm. Mời bạn đọc theo dõi cùng TamTheThangLong để biết thêm chi tiết.
Bố cục bài Rừng xà nu
Bố cục bài Rừng xà nu gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”: Hình ảnh rừng xà nu – biểu tượng của dân làng Xô Man.
- Phần 2: Đoạn tiếp theo đến “Hà hà… được!”: Sau ba năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng.
- Phần 3: Còn lại: Cụ Mết kể lại cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man.
Để thuận tiện hơn trong việc soạn bài Rừng xà nu, không thể không biết đến phần tóm tắt tác phẩm. Mời bạn đọc theo dõi nội dung sau để hiểu rõ hơn nhé!
Tham khảo thêm : Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh – Lời giải các câu hỏi trong sgk Ngữ Văn lớp 9
Tóm tắt bài Rừng xà nu
Tác phẩm Rừng xà nu là lời kể của cụ Mết về cuộc đời Tnú cho dân làng Xô Man nghe. Hồi còn nhỏ, Tnú đã rất dũng cảm và gan dạ. Anh băng rừng vượt núi để liên lạc, nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Sau đó, trong một lần làm nhiệm vụ, Tnú bị giặc bắt.
Bọn chúng buộc Tnú phải khai ra bí mật nhưng anh quyết không khai và tìm cách trốn ra khỏi đó sau 3 năm. Tnú cưới Mai, thằng Dục đưa quân giặc đến để đe dọa dân làng, chúng giết mẹ con Mai. Tnú tức giận xông ra nhưng bị bọn chúng bắt và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay.
Dù bàn tay không lành lặn nhưng Tnú vẫn lên đường tham gia giải phóng quân. Ở đó, anh lập được rất nhiều chiến tích. Tác phẩm cho thấy hình ảnh bất khuất, kiên cường của cánh rừng xà nu hùng vĩ, của người dân làng Xô Man và của Tnú. Điều này thể hiện tinh thần thép, gan dạ của người dân trong thời kì chiến tranh.
Để phần soạn bài Rừng xà nu trở nên trọn vẹn hơn, mời bạn đến với phần trả lời câu hỏi SGK. Hãy theo dõi cùng TamTheThangLong nhé!
- [Soạn Văn] 7 mẫu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt hấp dẫn không đụng hàng
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Vợ chồng A Phủ chi tiết
Trả lời câu hỏi SGK soạn bài Rừng xà nu
Câu 1 trang 48 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Anh chị cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:
- Nhan đề tác phẩm
- Đoạn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác.
- Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng trải xa hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm.
Trả lời:
- Ý nghĩa nhan đề: Rừng xà nu tượng trưng cho tinh thần và sức sống bất diệt của người dân Tây Nguyên. Đây cũng là nét sáng tạo độc đáo của tác giả, đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn với thế hệ anh hùng chống giặc.
- Cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác: Đây là nơi phải chịu đựng mọi sự tàn phá của đại bác Mĩ. Điều này tượng trưng cho sự đau thương, chết chóc mà người dân Tây Nguyên phải trải qua. Tuy cuộc sống khắc nghiệt như vậy, nhưng dân làng Xô Man vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt.
- Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng trải xa hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời: Đề cao sức sống mãnh liệt, khó có thể hủy diệt rừng xà nu. Điều này là biểu tượng sự trường tồn của nhân dân, của đất nước.
Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, mời bạn đến với câu trả lời tiếp theo của phần soạn bài Rừng xà nu.
Câu 2 trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm”. Hãy cho biết:
- Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài), hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?
- Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo?
- Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?
- Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?
Trả lời:
1. Phẩm chất Tnú:
- Dũng cảm, gan dạ, trung thực. (Còn nhỏ đã vào rừng nuôi anh Quyết).
- Lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng và đất nước. Dù bị giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết chém nhưng vẫn không bị khuất phục.
- Có tình yêu thương gia đình sâu sắc.
So với A Phủ, hình tượng nhân vật Tnú có điểm mới mẻ hơn: Tnú được giác ngộ lý tưởng cách mạng ngay từ khi còn nhỏ.
2. Cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” vì:
- Khi không có vũ khí chiến đấu, ngay cả những người thân Tnú cũng không giữ được.
- Theo cụ Mết, đấu tranh cần có vũ khí, đó là cách duy nhất để bảo vệ những người mình yêu thương.
3. Chân lý: Để duy trì sự sống cho đất nước và nhân dân, chỉ còn cách cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
Cụ Mết muốn chân lý đó phải được truyền cho con cháu vì: Có ghi nhớ được chân lý đó mới có thể bảo vệ được nền độc lập của dân tộc.
4. Hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là thế hệ nối tiếp nhau làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man:
- Cụ Mết: Tượng trưng cho sức mạnh tập hợp, khơi dậy tinh thần yêu nước trong mỗi con người.
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước. Thể hiện vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
- Bé Heng là thế hệ tiếp nối cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có sự gắn kết như thế nào? Mời bạn đến câu trả lời sau của phần soạn bài Rừng xà nu để biết thêm chi tiết.
Câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Theo anh (chị), hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có sự gắn kết khăng khít với nhau. Rừng xà nu biểu tượng cho tinh thần gan dạ, dũng cảm, kiên cường,… của nhân vật Tnú cũng như dân làng Xô Man.
Bạn cảm nhận như thế nào về tác phẩm Rừng xà nu? TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này trong phần soạn bài Rừng xà nu sau đây.
Câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Nêu và phân tích những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời:
Nghệ thuật của tác phẩm:
- Nhan đề: Rừng xà nu mang tính chất gợi mở, tượng trưng cho phẩm chất và cuộc đời của người dân Tây Nguyên.
- Giọng điệu: Đậm chất sử thi và hùng tráng.
- Cách kể: Kể theo lời trang trọng, thiêng liêng của cụ Mết.
- Kết cấu vòng tròn: Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh của rừng xà nu.
Qua 4 câu trả lời soạn bài Rừng xà nu Ngữ văn 12, có lẽ bạn đã hiểu rõ về các nhân vật trong truyện. Hi vọng những nội dung trên sẽ giúp ích cho bạn khi chuẩn bị bài trước. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của TamTheThangLong.
- Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt Ngữ văn lớp 12
- Soạn bài Sóng – Xuân Quỳnh
Trên đây là bài viết Soạn bài Rừng xà nu Ngữ văn 12 chuẩn và đầy đủ nhất được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.