Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản đầy đủ và chi tiết nhất

Thứ Ba, ngày 17/05/2025 - 21:10
5 / 5 của 1 đánh giá
Để tạo ra một văn bản hoàn chỉnh, chúng ta cần phải làm như thế nào? Bài viết hôm nay của TamTheThangLong sẽ giúp bạn đọc soạn bài Quá trình tạo lập văn bản một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Bạn đang xem : Soạn bài quá trình tạo lập văn bản đầy đủ và chi tiết nhất

Một văn bản hoàn chỉnh thì cần phải có đầy đủ tất các các bước để tạo lập hoàn chỉnh. Vậy có những bước tạo lập văn bản nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu cách soạn bài Quá trình tạo lập văn bản!

Các bước tạo lập văn bản

Trong bài viết soạn bài Quá trình tạo lập văn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước tạo lập văn bản. Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

Các bước tạo lập văn bản

Định hướng tạo lập văn bản

Bước đầu tiên chính là định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?

Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định được các vấn sau:

Xem thêm : Soạn bài Xưng hô trong hội thoại – Giải bài tập Ngữ văn 9

  • Viết (nói) cho ai? Câu hỏi này dùng để xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
  • Viết để làm gì? Câu hỏi này dùng để xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề của văn bản.
  • Viết về cái gì? Câu hỏi này dùng để xác định được đề tài, nội dung của văn bản.
  • Viết như thế nào? Câu hỏi này dùng để xác định được cách thức tạo lập văn bản; các phương tiện biểu đạt; hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung một cách hiệu quả nhất.

Tìm ý và sắp xếp ý theo bố cục rành mạch, hợp lí, đáp ứng những định hướng trên

Từ những nội dung đã được xác định trong bước định hướng tạo lập văn bản, người tạo lập sẽ tiến hành tìm ý và sắp xếp dàn ý. Quá trình này cần phải chú ý tới việc tìm và sắp xếp ý một cách rõ ràng, hợp lí.

Ngoài ra, khi sắp xếp dàn ý của văn bản cần đi theo định hướng tạo lập văn bản, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.

Viết thành văn bản hoàn chỉnh

Đây là công đoạn cho ra “sản phẩm”. Người tạo lập văn bản sẽ dùng lời văn của mình để diễn đạt các ý thành câu, đoạn, bài văn hoàn chỉnh.

Ở bước này, cần vận dụng tất cả các phương tiện liên kết hình thức để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn bản hoàn chính cần đạt được các yêu cầu sau: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, bố cục chặt chẽ, có tính liên kết, mạch lạc, lời văn trong sáng, hấp dẫn.

Tham khảo thêm : Soạn bài dấu gạch ngang SGK Ngữ văn 7 tập 2 chi tiết nhất

Kiểm tra lại văn bản

Bước cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản là cần phải kiểm tra lại văn bản. Người tạo lập cần kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí; sửa các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý,…

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong các bước tạo lập văn bản. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển qua phần luyện tập của soạn bài Quá trình tạo lập văn bản.

Luyện tập nội dung soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Sau khi tìm hiểu các bước tạo lập văn bản, chúng ta sẽ đến với phần luyện tập soạn bài Quá trình tạo lập văn bản trong sách giáo khoa.

Luyện tập nội dung soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Câu 1 trang 46 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Em từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em nói một điều thật sự cần thiết không?

b) Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai nghe, miêu tả cho ai thất, trình bày nguyện vọng với ai? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ,…)?

c) Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

a) Điều mà em nói rất cần thiết.

b) Em đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai. Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến dùng từ (viết cho bạn có thể dùng từ ngữ suồng sã, hàng ngày còn viết cho thầy, cô giáo nên dùng nhưng từ lịch sự, trang trọng).

c) Em có lập dàn bài khi làm văn. Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục tốt và chi tiết thì bài văn viết các ý sẽ liên kết chặt chẽ và hay hơn.

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em sẽ kiểm tra lại bài viết. Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng tìm ra các lỗi sai và sửa để bài viết hoàn chỉnh hơn nữa.

Câu 2 trang 46 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:

a) Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đạt được thành tích gì trong học tập.

b) Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).

Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?

Trả lời:

a) Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ. Bạn phải rút ra được những kinh nghiệm từ thực tế học tập của bạn để giúp các bạn khác.

b) Bạn luôn hướng về thầy cô và xưng con (em) là chưa đúng với đối tượng giao tiếp. Bởi vì mục đích của báo cáo là viết cho bạn học sinh nghe chứ không phải cho thầy cô. Cho nên, bạn phải hướng về các bạn học sinh và xưng tôi với các bạn mới hợp lí.

Câu 3 trang 46 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:

a) Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?

b) Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy phải làm thế nào để có thể:

– Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?

– Biết được các mục ấy đã đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?

Trả lời:

a) Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, phác ý ra là được. Tuy nhiên, dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.

b) Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn – nhỏ, khái quát – cụ thể, trước – sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,…)

Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất. Ví dụ: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,…

Câu 4 trang 46 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?

Trả lời:

Thay mặt En-ri-cô viết thư xin lỗi, em cần phải thực hiện:

– Định hướng văn bản:

  • Viết gửi cho bố.
  • Nội dung: nói về sự ân hận của mình.
  • Mục đích: mong bố tha lỗi.

– Tìm ý, sắp xếp:

  • Cảm xúc khi đọc thư bố
  • Tình cảm đối với mẹ
  • Sự ân hận của bản thân về lỗi lầm của mình
  • Hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa

Câu 4 trang 46 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Chúng ta đã vừa cùng TamTheThangLong hoàn thành soạn bài Quá trình tạo lập văn bản. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người nhé!

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2025

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Soạn bài sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9 đầy đủ nhất
Soạn bài sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9 đầy đủ nhất
Từ vựng tiếng Việt phát triển như thế nào? Để hiểu rõ hơn về điều này, mời bạn đọc đến với tài liệu soạn bài sự phát triển của từ vựng từ TamTheThangLong.
Soạn bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy – Ngữ văn 7 tập 2
Soạn bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy – Ngữ văn 7 tập 2
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy là một trong những kiến thức cần nắm vững của chương trình Ngữ văn 7 tập 2. TamTheThangLong sẽ hướng dẫn bạn soạn bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy chi tiết nhất.
Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết nhất
Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết nhất
Từ và câu là hai yếu tố cơ bản để tạo nên một đoạn văn. TamTheThangLong sẽ hướng dẫn bạn soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản nhé!
Soạn bài Khởi ngữ – Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk Ngữ văn 9
Soạn bài Khởi ngữ – Hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk Ngữ văn 9
Soạn bài Khởi ngữ ngắn gọn và chi tiết nhất được TamTheThangLong biên soạn giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi sgk Ngữ văn 9.
Soạn bài Xưng hô trong hội thoại – Giải bài tập Ngữ văn 9
Soạn bài Xưng hô trong hội thoại – Giải bài tập Ngữ văn 9
Để giúp các bạn chuẩn bị kiến thức học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất, TamTheThangLong sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Xưng hô trong hội thoại ngay nhé! Cùng tham khảo bài viết nào!
Soạn bài dấu gạch ngang SGK Ngữ văn 7 tập 2 chi tiết nhất
Soạn bài dấu gạch ngang SGK Ngữ văn 7 tập 2 chi tiết nhất
Bài dấu gạch ngang là kiến thức trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Ngay sau đây TamTheThangLong sẽ hướng dẫn bạn soạn bài dấu gạch ngang chi tiết, đầy đủ nhất!