Bạn đang xem : Soạn bài Dấu ngoặc kép chương trình Ngữ văn 8 chi tiết
Soạn bài Dấu ngoặc kép chương trình Ngữ văn 8 chi tiết được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 8 là bài Dấu ngoặc kép. Vậy cách soạn bài Dấu ngoặc kép như thế nào? Cùng tìm hiểu với TamTheThangLong ngay trong bài viết này nhé.
Kiến thức cơ bản bài Dấu ngoặc kép
Trước khi đến với hướng dẫn soạn bài Dấu ngoặc kép, hãy cùng khái quát qua những kiến thức cơ bản bài Dấu ngoặc kép nhé.
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
Ví dụ: Mai nói: “Hôm nay trời mưa to, đường trơn. Bạn đi lại cẩn thận nhé!”
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
Ví dụ: Hiện nay, có một số nơi sinh ra cái khoản “lệ phí” theo kiểu ‘’lệ làng”, “lệ phường”.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san.
Xem thêm : Soạn bài Xưng hô trong hội thoại – Giải bài tập Ngữ văn 9
Hướng dẫn soạn bài Dấu ngoặc kép
Với những hướng dẫn soạn bài Dấu ngoặc kép chi tiết dưới đây, bạn đọc không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Công dụng Dấu ngoặc kép
a) Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).
b) Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ. Dùng từ ngữ ‘dải lụa’ để chỉ chiếc cầu.
c) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với nước ta như khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu với hàm ý mỉa mai. Ở đây cũng có xem dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
Tham khảo thêm : Soạn bài dấu gạch ngang SGK Ngữ văn 7 tập 2 chi tiết nhất
d) Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
Luyện tập
Để củng cố nội dung soạn bài Dấu ngoặc kép, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi Luyện tập có trong sách giáo khoa.
Câu 1 trang 142 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích (trang 142, 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
Hướng dẫn trả lời
a) Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.
b) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai ‘hầu cận ông lí’ là kẻ xu nịnh.
c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e) Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Câu 2 trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích (trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và giải thích lí do.
Hướng dẫn trả lời
a) Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” đánh dấu báo trước lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở “có tươi” và tươi, đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b) Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c) Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn”, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”. Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 3 trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Vì sao hai câu (trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1) đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
Hướng dẫn trả lời
Hai câu ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau vì:
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Câu 4 trang 144 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1
Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.
Hướng dẫn trả lời
Bài thơ Sang thu được Hữu Thỉnh (sinh năm 1942) sáng tác năm mùa thu năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. Mở đầu tác phẩm, nhà thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung thêm năm sinh của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Dấu hai chấm: Trước một lời dẫn nguyên văn đoạn thơ
Dấu ngoặc kép: Đánh dấu đoạn trích dẫn nguyên văn.
Vừa rồi bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết bài soạn bài Dấu ngoặc kép do TamTheThangLong tổng hợp. Mong rằng nội dung soạn bài Dấu ngoặc kép trong ngữ văn 8 này sẽ hỗ trợ bạn đọc ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để đọc thêm nhiều bài viết liên quan khác như soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, soạn bài Dấu gạch ngang, soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy,… nhé.
Trên đây là bài viết Soạn bài Dấu ngoặc kép chương trình Ngữ văn 8 chi tiết được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.