Sát nhập hay sáp nhập? Từ nào đúng chính tả, 90% dùng sai

Thứ Ba, ngày 29/03/2022 - 12:00
5 / 5 của 1 đánh giá
Sát nhập hay sáp nhập là từ mà nhiều người hay thắc mắc và dùng sai. Vậy theo bạn từ nào là đúng chính tả? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem : Sát nhập hay sáp nhập? Từ nào đúng chính tả, 90% dùng sai

Sát nhập hay sáp nhập? Từ nào đúng chính tả, 90% dùng sai được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Sự phong phú và đa dạng về ngữ nghĩa và phát âm của tiếng Việt là điều không phải bàn cãi. Trong đó, hai cặp từ sát nhập hay sáp nhập rất hay gây nhầm lẫn. Hãy cùng TamTheThangLong phân tích và tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sát nhập hay sáp nhập là đúng?

Sát nhập là gì?

Sát nhập là một từ hoàn toàn vô nghĩa. Bạn sẽ không tìm thấy trong bộ từ điển tiếng Việt về từ này.

Cụ thể, từ ‘sát’ ở đây là một từ Hán Việt, có nghĩa là giết chóc. Từ ‘nhập’ có nghĩa là gộp lại, đưa về chung lại với nhau thành một thể. Có thể hiểu đơn giản, ‘nhập’ ở đây là từ 2, 3, 4 hoặc nhiều hơn về làm một.

Nhập thì cũng là nhập lại như phần giải thích bên trên là gom lại, gộp lại.

Sáp nhập là gì?

Sáp nhập là nhập lại, đưa nhiều thứ quy về thành một. Từ ‘sáp’ có nghĩa là ráp lại hay lắp ráp, ghép vào nhau hay xen vào nhau, lẫn vào nhau.

Xem thêm : Trở lên hay trở nên? Tại sau lại sự nhầm lẫn về 2 từ này?

Từ ‘nhập’ như đã giải thích ở phần bên trên. Nó có nghĩa là gom lại, gộp lại.

Ví dụ: Ngày 7/3/2008, Hà Nội mở rộng, sáp nhập toàn bộ Hà Tây.

Sát nhập hay sáp nhập mới đúng chính tả?

Sáp nhập là từ đúng, còn từ sát nhập là từ sai và nó hoàn toàn không có nghĩa. Dựa vào phần phân tích bên trên thì cũng có lẽ bạn cũng đã hiểu rồi đúng không nào.

Sát nhập hay sáp nhập mới đúng chính tả?

Tham khảo thêm : Telesale hay telesales? 5 kỹ năng quan trọng của telesales

Nguyên nhân nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập. Ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chúng thường có cách phát âm gần giống nhau.

Trong đó 2 từ sát và sáp phát âm lên lại na ná giống nhau. Chính vì vậy mà khi viết chúng ta thường hay nhầm lẫn. Hơn nữa, cách gọi sát nhập nghe có vẻ xuôi tai hơn so với sáp nhập.

Từ đó, dẫn đến việc 90% dùng sai khi sử dụng 2 cặp từ này. Hiện nay trên thực tế vẫn đang tồn tại song song 2 cách viết này.

Nguyên nhân nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập

Cách khắc phục nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập

Sau đây là một số cách khắc phục nhầm lẫn sát nhập hay sáp nhập mà TamTheThangLong tổng hợp được. Mời các bạn tham khảo.

Đọc nhiều sách

Đọc nhiều sách là cách tốt nhất để khắc phục lỗi dùng sai chính tả đối với từ sát nhập hay sáp nhập nói riêng và trong tiếng Việt nói chung.

Thói quen đọc nhiều sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn giúp trau dồi vốn từ. Vốn từ của bạn càng phong phú bao nhiêu thì bạn càng hạn chế được những lỗi sai chính tả bấy nhiêu.

Luyện viết và phát âm

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đọc và viết có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần lớn chúng ta đều mắc một lỗi đó là viết sai khi đọc sai.

Chính vì vậy việc luyện viết và phát âm cực kỳ hữu ích trong việc khắc phục nhầm lẫn.

Đối với sát nhập và sáp nhập, bạn hãy viết từ đúng chính tả ra giấy note và dán ở những nơi dễ quan sát như bàn học, tủ, đầu giường,…

Bằng cách này, bạn có thể nhìn thấy nó ở bất kỳ đâu. Từ đó bạn có thể ghi nhớ từ này sâu sắc hơn và dùng đến khi gặp tình huống cụ thể.

Hiểu nghĩa của từ

Một trong những cách khắc phục nhầm lẫn nữa là hiểu nghĩa của từ. Việc hiểu đúng ý nghĩa của nó giúp bạn sử dụng đúng trong từng hoàn cảnh.

Hiểu nghĩa của từ

Một số cặp từ dễ nhầm lẫn nhất trong tiếng Việt cần lưu ý

Chia sẻ hay chia xẻ?

Ý nghĩa của từ ‘chia sẻ’ là cùng nhau chia sẻ những thành quả để cùng hưởng, hoặc là cùng chia sẻ khó khăn. Ví dụ như chia cơm sẻ áo. Còn đối với từ ‘chia xẻ’, nó chỉ là sự chia tách đơn thuần.

Cặp từ này có nghĩa gần giống nhau nhưng sử dụng trong mỗi trường hợp khác nhau. Tùy trường hợp mà bạn nên suy nghĩ lựa chọn những từ thích hợp.

Giả thuyết hay giả thiết?

Từ ‘giả thuyết’ được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học. Nó dùng để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Còn ‘giả thiết’ lại được dùng trong toán học hay một định lý nào đó sau đó suy ra kết luận của định lý hay lời giải bài toán đó. Cả hai từ này đều đúng và đều có thể sử dụng trong hoàn cảnh hợp lý.

Độc giả hay đọc giả?

Độc giả là một từ Hán Việt có nghĩa là người đọc. Từ này được sử dụng để chỉ những người đọc sách báo.

Trong khi đó, nhiều người thường sử dụng cụm từ “đọc giả” với ý nghĩa là người đọc. Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Việt thì từ này lại hoàn toàn không có nghĩa.

Chín mùi hay chín muồi?

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng ‘chín muồi’ là tính từ chỉ trạng thái trái cây chín, đạt đến độ ngon nhất của mùa vụ. Từ này dùng để chỉ giai đoạn hoàn hảo.

Bên cạnh đó, trong từ điển tiếng Việt thì không tồn tại từ ‘chín mùi’. Điều này có nghĩa là chúng ta đang bị nhầm lẫn. Nó chỉ là cách phát âm sai của một số vùng miền và từ đó đọc mà thành quen.

Tựu chung hay tựu trung?

Đối với hai từ này, từ ‘tựu trung’ mới là đúng nhất. ‘Tựu trung’ có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến.

Còn từ ‘tựu chung’ không có trong từ điển tiếng Việt của chúng ta. Như vậy bạn đã biết nên dùng từ nào để tránh sai sót rồi đúng không nào.

Vô hình chung hay vô hình trung?

Từ ‘vô hình trung’ được hiểu nôm na là không cố tình, không có mục đích hay chủ đích gì nhưng lại thành ra như vậy.

Trong từ điển tiếng Việt hiện nay không có bất kì định nghĩa nào về từ ‘vô hình chung’ cả. Chính vì vậy mà ‘vô hình trung’ mới là cách dùng đúng trong chính tả.

Nhậm chức hay nhận chức/

Từ ‘nhậm chức’ có nghĩa là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho. Ta cũng có thể hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

Trong khi đó, từ ‘nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó.

Chẩn đoán hay chuẩn đoán?

“Chẩn đoán” được định nghĩa là sự xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Nó được dùng trong việc xác định bệnh dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.

Trong khi đó, từ ‘chuẩn đoán’ không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.

Một số cặp từ dễ nhầm lẫn nhất trong tiếng Việt cần lưu ý

Xem thêm:

  • Xịn sò hay xịn xò là đúng chính tả? Nhẫm lẫn cách viết 2 từ
  • Xuất sắc hay suất xắc? Từ nào mới đúng chính tả?
  • Cục súc hay cục xúc? 3 mẹo đơn giản để phân biệt giữa s và x

Vừa rồi TamTheThangLong đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản để phân biệt sát nhập hay sáp nhập. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách sử dụng sát nhập hay sáp nhập sao cho đúng. Hãy theo dõi TamTheThangLong mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.

Trên đây là bài viết Sát nhập hay sáp nhập? Từ nào đúng chính tả, 90% dùng sai được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Hướng dẫn các bước đăng nhập AE 888 chuẩn xác nhất
Hướng dẫn các bước đăng nhập AE 888 chuẩn xác nhất
Nhà cái AE 888 mang đến cho các cược thủ một thế giới cá cược đẳng cấp với nhiều tính năng hiện đại
Ngày mùng 5 Tết 2022 tốt hay xấu? Ngày đẹp xuất hành đầu năm 2022
Ngày mùng 5 Tết 2022 tốt hay xấu? Ngày đẹp xuất hành đầu năm 2022
Ngày mùng 5 Tết 2022 tốt hay xấu? Ngày đẹp xuất hành đầu năm 2022? Bạn có biết những điều nên kiêng kỵ vào ngày này? Cùng TamTheThangLong giải đáp thắc mắc nào!
Kim loại dẫn điện tốt vì sao? Top 10 kim loại dẫn điện tốt nhất
Kim loại dẫn điện tốt vì sao? Top 10 kim loại dẫn điện tốt nhất
Tại sao người ta lại sử dụng kim loại để làm chất dẫn điện thay vì các loại nguyên tố hóa học khác. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu kim loại dẫn điện tốt vì sao nhé!
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc? Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc? Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Bàn thờ ngày Tết luôn là điều mà bất kì gia đình nào cũng sẽ chăm chút và bày biện một cách chỉn chu nhất. Vậy bạn đã biết cách bàn thờ ngày Tết miền Bắc như thế nào chưa? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay sau đây nhé!
KNO3 có kết tủa không? Tác động của KNO3 đến sức khỏe con người
KNO3 có kết tủa không? Tác động của KNO3 đến sức khỏe con người
Hiện nay, KNO3 được sử dụng rất nhiều trong đời sống cũng như các ngành sản xuất khác nhau. Vậy KNO3 có kết tủa không, cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Màu lam là màu gì? Ý nghĩa của màu lam trong cuộc sống
Màu lam là màu gì? Ý nghĩa của màu lam trong cuộc sống
Màu lam rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy màu lam là màu gì? Hãy cùng tìm hiểu với TamTheThangLong nhé.