Rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng rau ngót

Thứ Sáu, ngày 22/04/2022 - 14:38
5 / 5 của 1 đánh giá
Rau ngót là một loại rau được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Vậy rau ngót có tác dụng gì? Hãy cùng TamTheThangLong đi tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang xem : Rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng rau ngót

Rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng rau ngót được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Không chỉ là loại rau được sử dụng trong các món ăn hàng ngày, rau ngót còn được xem là vị thuốc trong Đông Y hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu rau ngót có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé!

Rau ngót là gì?

Rau ngót là gì?

Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, bù ngót hoặc rau tuốt. Rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynous (L) Merr, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Rau ngót thuộc dạng cây bụi, thân cây nhỏ, nhẵn và có thể cao đến 2m với nhiều nhánh mọc thẳng. Thân có màu xanh nhưng chuyển sang màu nâu khi già. Lá mọc so le, hình bầu dục, có màu lục thẫm và cuống ngắn.

Rau ngót là loại rau có đặc tính sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Vị rau ngót tương tự như vị măng tây. Đây là một loại rau tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách.

Rau ngót là gì?

Xem thêm : Tỏi có tác dụng gì? Hướng dẫn ăn tỏi đúng cách, an toàn

Các thành phần của rau ngót

Trong rau ngót có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong 100g rau ngót có khoảng ,3g đạm, 0,08g chất béo, 2,7 mg sắt, 2,4mg manga, 3,4g đường, 457mg kali, 0,45mg đồng, 169mg canxi, 185mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2.

Rau ngót có rất nhiều chất đạm, sắt, mangan và tiền tố vitamin A. Hàm lượng vitamin A và C trong rau ngót cao hơn hẳn so với các loại trái cây họ cam bưởi quýt. Ngoài ra, rau ngót còn có rất nhiều axit amin. Rau ngót được các chuyên gia khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

Rau ngót có tác dụng gì?

Rau ngót có tính mát, vị ngọt, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng, sinh cơ,…

Sau đây TamTheThangLong sẽ thông tin đến bạn những tác dụng không ngờ đến của rau ngót:

Tham khảo thêm : Dầu tràm có tác dụng gì? 6 công dụng tuyệt vời của dầu tràm

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Người mắc bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể và các loại thức ăn khi nạp vào cơ thể. Trong rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và có tác dụng trong công tác điều trị tiểu đường type 1.

Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo. Chính vì vậy, việc bổ sung rau ngót vào bữa ăn hàng ngày là một biện pháp nhằm cải thiện đường huyết ở những người mắc tiểu đường. Rau ngót có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của người dùng.

Rau ngót giúp ổn định huyết áp

Trong rau ngót có hợp chất Papaverin. Chất này giúp rau ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp giãn mạch và cải thiện được triệu chứng cao huyết áp.

Trong trường hợp người bệnh có các vấn đề về nghẽn mạch, tắc mạch hoặc bị xơ vữa động mạch thì có thể dùng rau ngót để hỗ trợ trong điều trị bệnh. Đặc biệt là người bị tai biến mạch máu não.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân để khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm như thiếu canxi, vitamin D, hệ thần kinh của bé chưa được ổn định hoặc đang trong giai đoạn dần hoàn thiện,… Sử dụng rau ngót là một sự lựa chọn đơn giản, dễ làm mà lại hiệu quả giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Canh rau ngót không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh. Đồng thời nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống,… rất tốt cho trẻ.

Trị táo bón

Do rau ngót có chứa chất xơ, nên có khả năng điều trị táo bón ở người lớn tuổi lẫn trẻ em. Vì nó có tác dụng bổ âm theo Đông y. Không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn. Bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

Cách sử dụng rau ngót để trị táo bón: nấu canh gồm có 30g rau ngót, 30g bầu đất và 1 quả cật heo để dùng.

Cải thiện sữa mẹ

Trong rau ngót có các dưỡng chất như Protein, Vitamin  A,B,C,… Do đó, nước rau ngót sẽ có tác dụng rất tốt cho các bà mẹ sau sinh. Nước rau ngót sẽ giúp các mẹ thanh nhiệt và tăng đáng kể lượng sữa nếu đang trong thời kỳ cho con bú. Có thể dùng rau ngót theo nhiều cách chế biến khác nhau như nấu canh, uống sống,…

Cải thiện sữa mẹ

Ngoài ra, rau ngót còn có tác dụng chữa sót nhau thai đối với phụ nữ sau khi mới sinh. Rau ngót sẽ giúp tử cung co bóp để giúp đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm.

Rau ngót có tác dụng trị nám da

Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh, rau ngót còn có tác dụng trị nám da. Theo nghiên cứu, rau ngót giúp làm trắng da, mờ nám. Vì trong rau ngót chứa rất nhiều vitamin A và C. Đây là hai loại vitamin để duy trì sức khỏe của làn ra, làm lành vết thương và ức chế sự hình thành của sắc tố da.

Xay rau ngót sống thành sinh tố, lấy nước uống, bã lấy đắp lên mặt trong khoảng từ 20 – 30 phút, rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì sử dụng giúp giảm nám, tàn nhang cho làn da trắng sáng.

Rau ngót có tác dụng trị nám da

Giúp giảm cân

Nếu bạn muốn giảm cân an toàn mà hiệu quả thì nước ép rau ngót là một sự lựa chọn hoàn hảo; đặc biệt là giảm béo tại vùng bụng. Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước ép rau ngót sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh không nên uống loại nước ép này vì rau ngót có tính hàn, dễ gây hại cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Sau sinh khoảng 2 – 3 tháng, sản phụ mới được uống loại nước ép này.

Giúp giảm cân

Cách dùng rau ngót hiệu quả

Cách dùng rau ngót trong món ăn

Thông thường người ta dùng rau ngót để nấu canh hoặc nấu cháo. Có rất nhiều cách chế biến món ăn đơn giản, dễ làm cùng rau ngót. Sau đây TamTheThangLong sẽ gợi ý một số món được nấu với rau ngót bạn có thể tham khảo:

  • Canh rau ngót với thịt băm.
  • Canh rau ngót với tôm.
  • Canh rau ngót nấu với xương.
  • Canh rau ngót nấu với thịt bò.
  • Cháo yến mạch cá hồi rau ngót.
  • Cháo tôm thanh cua rau ngót.
  • Cháo đậu hũ non rau ngót.

Cách dùng rau ngót trong món ăn

Cách làm nước rau ngót sống

Các bước đơn giản để có được một ly nước rau ngót sống:

  • Bước 1: Rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 – 30 phút để sạch bụi bẩn và đảm bảo an toàn.
  • Bước 2: Cho rau ngót rửa sạch và thêm nước vào máy xay và xay nhuyễn. Nếu bạn chưa quen uống thì nên thử với khoảng một lượng rau ngót bằng 2 nắm tay và 500 ml nước.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp rau ngót đã xay nhuyễn qua rây hai lớp để lọc. Sau đó, dùng thìa ép phần bã lọc để ép toàn bộ nước ra khỏi phần bã.
  • Bước 4: Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc cho nước ép vào bình và để lạnh cho dễ uống.

Cách làm nước rau ngót sống

Cách chọn mua rau ngót an toàn

Để chọn mua rau ngót an toàn, người tiêu dùng cần phải biết cách nhận biết và lựa chọn rau ngót sạch; đảm bảo an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Các tiêu chí khi chọn mua rau ngót:

  • Lá rau ngót: chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dày mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường.
  • Màu sắc: Tránh mua rau có màu xanh sẫm, lá quá non, không có lá nào bị sâu đục lá.
  • Màu nước rau ngót: màu nước xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường.
  • Mùi vị: Khi chế biến, nếu có vị ngai ngái, quá nồng xen lẫn mùi hắc thì đấy là rau ngót đã bị nhiễm chất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng.
  • Khi bảo quản trong tủ lạnh, rau ngót sạch để được lâu hơn, thường bị héo chứ không bị rụng hết lá.

Để mua được rau ngót an toàn, bạn nên mua rau đúng mùa. Mùa rau ngót bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài sang tháng 3 của năm sau.

Cách chọn mua rau ngót an toàn

Những lưu ý khi ăn rau ngót

Bên cạnh những lợi ích, rau ngót cũng gây ra những tác dụng phụ cho sức khỏe nếu ăn rau ngót không đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng rau ngót:

Gây mất ngủ

Sử dụng quá nhiều rau ngót dưới bất kì hình thức nào  thì đều có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Đối với người khó ngủ, thì có thể sử dụng rau ngót với lượng vừa phải như để nấu canh chứ không nên dùng nước ép rau ngót.

Nguy cơ bị sẩy thai

Chất Papaverin có trong rau ngót có thể trở thành nguyên nhân làm cho cơ trơn của tử cung bị co thắt, dẫn đến nguy cơ bị sảy thai. Đối với những phụ nữ đã từng sinh non hoặc có tiền sử bị sảy thai thì cũng nên tránh dùng nước rau ngót sống khi đang mang thai.

Đặc biệt, phụ nữ có thai dưới 3 tháng thì tuyệt đối không được sử dụng rau ngót ở bất cứ hình thức nào.

Giảm hấp thụ phốt pho và canxi

Khi ăn rau ngót, cơ thể hấp thụ một số chất từ loại rau này và có thể sẽ hình thành nên chất glucocorticoid. Chất này sẽ làm giảm việc hấp thụ canxi và phốt pho từ các thực phẩm khác trong cơ thể.

Ngoài ra, chất tanin có trong rau ngót còn có thể làm giảm quá trình hấp thụ của chất kẽm và sắt.

Những lưu ý khi ăn rau ngót

Một số câu hỏi thường gặp

Rau ngót bao nhiêu calo?

Trong 100g rau ngót chỉ chứa 35kcal. Còn lại là các chất dinh dưỡng khác. Hàm lượng chất xơ trong rau ngót được đánh giá rất cao (3,4g). Các chất vitamin A, C cùng vô vàn khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Các thành phần trong rau ngót hứa hẹn sẽ cung cấp năng lượng dồi dào và mang tới nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Đây chính là lý do rau ngót được dùng trong việc hỗ trợ giảm cân.

Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì?

Nước rau ngót sống có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, tốt cho người máu cao, tai biến mạch máu não, giảm tình trạng nghẽn mạch, tắc mạch.

Ngoài ra, nước rau ngót sống còn có tác dụng sau:

  • Hỗ trợ giảm cân: Uống nước ép rau ngót 3 – 4 lần/tuần
  • Giúp đẹp da:  Uống nước rau ngót liên tục trong 1 tháng, 1 lần/ngày giúp cải thiện vết thương, ức chế sự hình thành sắc tố da. Vitamin A trong rau ngót là chất cần thiết giúp duy trì được làn da khỏe mạnh.

Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì?

Có bầu ăn rau ngót được không?

Theo nghiên cứu, phụ nữ có thai trên 3 tháng vẫn có thể ăn rau ngót dưới dạng nấu chín. Nhưng chỉ nên thỉnh thoảng sử dụng với lượng rất ít. Nếu ăn nhiều rau ngót trong một bữa ăn thì có thể gặp phải tác dụng phụ của chất này gây ra.

Có bầu ăn rau ngót được không?

Uống rau ngót để ra kinh đúng không?

Các chuyên gia cho rằng uống nước rau ngót khi có kinh không có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Rau ngót có tính hàn, dễ gây lạnh vì thế không nên ăn hoặc uống nhiều nước rau ngót xay trong ngày đèn đỏ. Bởi nó có thể gây lạnh trong và ảnh hưởng đến dương khí.

Uống nước dừa với rau ngót có tác dụng gì?

Theo dân gian, uống nước dừa với rau ngót là cách để phá thai tự nhiên. Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rằng điều nói trên là đúng. Nếu sử dụng nước dừa và rau ngót trong thời gian đầu mang thai sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Uống nước dừa với rau ngót có tác dụng gì?

Hy vọng qua bài viết này bạn đọc của TamTheThangLong đã biết được rau ngót có tác dụng gì cũng như những lưu ý khi sử dụng rau ngót. Đừng quên cập nhật tin tức tại TamTheThangLong nhé!

Trên đây là bài viết Rau ngót có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng rau ngót được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!