- 1. Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
- 2. Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu?
- 3. Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện?
- 4. Điều kiện hưởng lương hưu từ 01/01/2022 ai cũng cần biết
- 4.1 Trường hợp lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc
- 4.2 Trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện
- 5. Tra cứu bảo hiểm xã hội ở đâu?
- 5.1 Cách 1: Xem trên bìa sổ bảo hiểm xã hội
- 5.2 Cách 2: Xem trên thẻ bảo hiểm y tế
- 5.3 Cách 3: Tra cứu trực tuyến
- 6. Một số câu hỏi phố biến liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội
- 6.1 Đóng bảo hiểm xã hội 21 năm có rút 1 lần được không?
- 6.2 Đóng bảo hiểm xã hội 8 năm được bao nhiêu tiền?
- 6.3 Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được bao nhiêu tiền?
Bạn đang xem : Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Vậy đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Cùng TamTheThangLong khám phá nhé!
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu. Như vậy, khi nghỉ việc, bạn có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu. Bạn không cần phải đóng thêm bảo hiểm tự nguyện nữa.
Tuy nhiên, để được nhận lương hưu, bạn phải đủ tuổi theo từng trường hợp nêu trên, mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào giới tính và năm nghỉ hưu như quy định được trích dẫn ở trên.
Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm được bao nhiêu?
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
Xem thêm : Rong nho ăn như thế nào? Công dụng tuyệt vời của rong nho
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, nếu bạn bạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi và đóng được 01 năm thì mức hưởng BHXH một lần bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Còn nếu bạn đóng trước năm 2014 thì mức hưởng BHXH một lần của bạn bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Tham khảo thêm : Chơi TikTok như thế nào? Cách chơi và kiếm tiền từ TikTok mới nhất
a) Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Điều kiện hưởng lương hưu từ 01/01/2022 ai cũng cần biết
Bộ luật lao động 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) quy định tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo lộ trình và bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2022. Nên điều kiện hưởng lương hưu của NLĐ từ năm 2022 cũng sẽ có sự thay đổi.
Trường hợp lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc
Theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2022 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật BHXH 2014, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ hưu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nam đủ từ 60 tuổi 03 tháng, nữ đủ từ 55 tuổi 04 tháng vào năm 2022.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2022).
- Lao động nam đủ từ 55 tuổi 03 tháng, nữ đủ từ 50 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… (theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2022).
- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò, đủ từ 50 tuổi 03 tháng với nam và 45 tuổi 04 tháng với nữ,…
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động đủ 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi (theo quy định trên) được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH (khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014).
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2022 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2022
Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75%. Vậy, điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ 2022 lao động cần đáp ứng là gì?
Trường hợp lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc
Theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2022 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật BHXH 2014, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ hưu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nam đủ từ 60 tuổi 03 tháng, nữ đủ từ 55 tuổi 04 tháng vào năm 2022.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2022).
- Lao động nam đủ từ 55 tuổi 03 tháng, nữ đủ từ 50 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… (theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2022).
- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò, đủ từ 50 tuổi 03 tháng với nam và 45 tuổi 04 tháng với nữ,…
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động đủ 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi (theo quy định trên) được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH (khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014).
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2022 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Căn cứ theo quy định trên, mức hưởng lương hưu tối đa của lao động tham gia BHXH bắt buộc là 75%. Do đó, người lao động được hưởng lương hưu tối đa khi:
- Với lao động nữ
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, mức hưởng lương được tính là 45% tương ứng 15 năm đầu đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm sau đó được tính thêm 2%. Vì vậy, điều kiện hưởng lương hưu tối đa năm 2022 của lao động nữ cần có đủ 30 năm đóng BHXH.
- Với lao động nam
Năm 2022, mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động nam là 45% tương ứng 19 năm đầu đóng BHXH, nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, mức hưởng này tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Do đó, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 có đủ 34 năm đóng BHXH, nghỉ hưu từ năm 2022 có đủ 35 năm đóng BHXH sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%.
Trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2022 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 Luật BHXH 2014, điều kiện hưởng lương hưu năm 2022 của người tham gia BHXH tự nguyện là:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động như trên.
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014: bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH:
- Lao động nam nghỉ hưu năm 2022 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, có thể thấy về điều kiện hưởng lương hưu tối đa, người lao động đóng BHXH tự nguyện cũng tương tự như người tham gia BHXH bắt buộc. Lao động nữ từ năm 2022 đáp ứng đủ 30 năm đóng BHXH, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 cần đáp ứng đủ 34 năm đóng BHXH, nghỉ hưu từ năm 2022 cần đủ 35 năm đóng BHXH.
Trên đây là điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ 2022 của người lao động. Có thể thấy, để hưởng lương tối đa là 75%, người lao động cần đáp ứng đủ số năm đóng BHXH tương ứng với từng đối tượng lao động nam hoặc lao động nữ.
Tra cứu bảo hiểm xã hội ở đâu?
Cách 1: Xem trên bìa sổ bảo hiểm xã hội
Như Quyết định 595 đã nêu ở trên, mã số bảo hiểm xã hội được thể hiện ngay trên sổ bảo hiểm xã hội.
Trước đây, sổ bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động giữ. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016 – ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thì người lao động là người có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ của mình (theo khoản 3 Điều 19).
Trong trường hợp, người lao động vẫn chưa được người sử dụng lao động giao sổ để giữ thì có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng các cách sau.
Cách 2: Xem trên thẻ bảo hiểm y tế
Ngoài thể hiện trên bìa sổ bảo hiểm xã hội, mã số bảo hiểm xã hội cũng có trên thẻ bảo hiểm y tế.
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 04 ô:
- Ô đầu tiên gồm 02 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.
- Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 – 5) là mức hưởng BHYT.
- Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
- Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.
Như vậy, muốn biết mã số bảo hiểm xã hội của mình chỉ cần nhìn vào 10 số cuối trên thẻ bảo hiểm y tế, đó chính là mã số bảo hiểm.
Cách 3: Tra cứu trực tuyến
Bước 1: Truy cập https://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx.
Bước 2: Nhập thông tin về Tỉnh/TP và Họ tên.
Trong đó:
- Tỉnh/TP: là nơi đăng ký hộ khẩu
- Họ và tên có thể gõ không dấu hoặc có dấu.
Bước 3: Bấm tra cứu.
Sau khi đã biết được mã số bảo hiểm xã hội, người lao động có thể dễ dàng tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm của mình.
Một số câu hỏi phố biến liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội
Đóng bảo hiểm xã hội 21 năm có rút 1 lần được không?
Căn cứ quy định tại khoản 1, điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
Xem thêm : Rong nho ăn như thế nào? Công dụng tuyệt vời của rong nho
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Như vậy, người lao động có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội xã hội phải thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên mới đủ điều kiện hưởng. Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 21 năm 3 tháng, mặc dù nghỉ việc được một năm nhưng trường hợp này của bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, vì bạn đã đóng BHXH trên 20 năm. Bạn sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm này để sau này đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.
Kết luận:
Trường hợp của bạn thì bạn không thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mà sẽ được bảo lưu quá trình đóng cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu.
Đóng bảo hiểm xã hội 8 năm được bao nhiêu tiền?
Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH đưa ra công thức chuẩn tính BHXH 1 lần:
Mức lương = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau 2014)
Trong đó:
- Thời gian đóng BHXH từ 01 – 06 tháng được làm tròn thành ½ năm, còn từ 07 – 11 tháng sẽ được làm tròn thành 1 năm.
- Trường hợp người lao động đóng BHXH đến trước ngày 01/01/2014 có những tháng lẻ thì những tháng này sẽ được chuyển vào giai đoạn đóng BHXH sau ngày 01/01/2014.
- Mbqtl: Được định nghĩa là mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Công thức tính Mbqtl như sau:
- Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)/ Tổng số tháng đóng BHXH.
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được bao nhiêu tiền?
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được 151.533.000 đồng.
Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”
Theo quy định của pháp luật, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, căn cứ vào quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật đối chiếu với trường hợp của bạn, cách tính BHXH một lần khi Đóng được 10 năm như sau:
- Thời gian bạn đóng bảo hiểm trước năm 2014; bạn tham gia từ 10/2006 đến 10/2008 và từ 2/2009 đến 12/2013, tức là 7 năm. Do đó, bạn sẽ được hưởng 7 x 1,5 =10,5 tháng bình quân tiền lương
- Thời gian đóng bảo hiểm sau năm 2014; bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/2014 đến hết 3/2016 và từ 5/2016 đến 7/2017, tức là 3 năm 6 tháng. Như vậy, bạn sẽ được hưởng 3,5 x 2= 7 tháng bình quân tiền lương.
Bình quân tiền lương của bạn là:{(710.000 x 9 tháng) + (759.700 x 6 tháng) + (856.000 x 10 tháng) + (2.000.000 x 12 tháng) + ( 2.500.000 x 18 tháng) +(3.500.000 x 17 tháng) + (5.600.000 x 12 tháng) + (6.000.000 x 4 tháng) + ( 10.000.000 x 6 tháng) + ( 23.000.000 x 5 tháng) + ( 24.200.000 x 14 tháng) + (26.000.000 x 13 tháng)} / 126 tháng= 8.659.000 đồng.
Kết luận:
Bạn sẽ được nhận: (10,5 + 7) x 8.659.000 đồng = 151.533.000 đồng.
Tuy nhiên, số tiền trên chỉ là mức gần đúng vì khi tính bình quân tiền lương, cơ quan BHXH sẽ nhân với hệ số trượt giá từng năm được quy định tại Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH để đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Trên đây là quy định của pháp luật về: Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để cập nhật tin tức mới mỗi ngày nhé!
Trên đây là bài viết Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.