Cây cao su quang hợp như thế nào? Cây cao su có thải ra khí CO2?

Chủ Nhật, ngày 27/03/2022 - 23:45
5 / 5 của 1 đánh giá
Quang hợp là một quá trình không thể thiếu đối với sự sống. Đã bao giờ bạn thắc mắc, cây cao su quang hợp như thế nào chưa? Hãy để TamTheThangLong giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!

Bạn đang xem : Cây cao su quang hợp như thế nào? Cây cao su có thải ra khí CO2?

Cây cao su quang hợp như thế nào? Cây cao su có thải ra khí CO2? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Từ lâu, cây cao su đã được biết đến là một loài cây độc hại. Hầu hết các loài động vật không loài nào có thể sống trong rừng cao su. Vậy cây cao su quang hợp như thế nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay thôi nào.

Cây cao su quang hợp như thế nào?

Quá trình quang hợp của cây cao su cũng giống như quá trình quang hợp của những loại cây khác. Trong quá trình quang hợp, dưới ánh sáng mặt trời, cây cao su hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2.

Cây cao su quang hợp như thế nào?

Những cây cao su có kích thước càng lớn thì tích trữ lượng Carbon càng nhiều. Điều này giúp cây cao su có khả năng hấp thụ khí CO2 nhiều hơn những loại cây khác.

Vòng đời của cây cao su từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 30 năm. Đây là khoảng thời gian cho phép cây cao su tích tụ được một lượng lớn CO2.

Xem thêm : Rong nho ăn như thế nào? Công dụng tuyệt vời của rong nho

Cây cao su có thải ra khí CO2 không?

Cây cao su sẽ thải ra khí CO2 khi không có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên cây cao su hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 với hàm lượng thấp. Mặc dù, cũng có giai đoạn cây cao su hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 nhưng quá trình này không giống như hoạt động hô hấp của con người.

Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi và có thể phát triển trên những vùng đất khó khăn, cằn cỗi. Chúng có tốc độ phát triển rất nhanh. Sau khi trồng khoảng từ 5 – 6 năm là có thể cho khai thác mủ. Thời gian có thể khai thác mủ cây cao su kéo dài khoảng 20 năm.

Tác hại của cây cao su

Cây cao su rất có hại cho sức khỏe của con người. Cụ thể là trong mủ của cây cao su có hợp chất hữu cơ là Mercaptan và khí Hydro Sulfua (H2S). Nếu không may tiếp xúc với những chất này sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người.

Tác hại của cây cao su

Tham khảo thêm : Chơi TikTok như thế nào? Cách chơi và kiếm tiền từ TikTok mới nhất

Mủ cao su có thể gây kích ứng với da, niêm mạc (mắt, mũi,…), buồn nôn, đau đầu, bất tỉnh, mạch đập nhanh. Nặng hơn nữa có thể gây tổn thương gan, phù phổi và dẫn đến tử vong.

Nếu con người hít phải khí Hydro Sulfua ở nồng độ cao có thể bị ngạt, viêm màng kết. Không những thế, loại khí này còn  tác động đến đường hô hấp của con người. Chất độc trong mủ cao su có thể gây các bệnh về phổi, thở gấp. Nặng nhất là khiến chúng ta ngừng thở bởi vì khí này có tính oxi hóa mạnh khi vào trong cơ thể.

Rừng cao su thuộc về loại rừng nào?

Rừng cao su thuộc loại rừng sản xuất. Bởi vì, người dân trồng rừng cao su chủ yếu để lấy mủ cao su và lấy gỗ để chế biến lâm sản. Nếu hiệu quả kinh tế cây cao su mang lại không cao thì người dân có thể chuyển đổi sang trồng cây khác.

Theo giáo sư Vương Văn Quỳnh: Rừng cao su cũng như các rừng trồng khác. Rừng cao su trồng thuần loài, không có cây nhỏ và cây bụi thảm tươi. Vì vậy, các hạt nước mưa rơi trực tiếp hoặc đọng trên lá rồi rơi xuống mặt đất nên gây ra xói mòn mạnh. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ lớp đất tơi xốp trong rừng trồng cao su để phát huy hiệu quả giữ nước và giữ đất nước của rừng.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, cây cao su có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái nói chung. Trong lâm nghiệp cây cao su được xem là loài cây đa mục đích.

Ngụ ý thực sự sau phát ngôn “Cây cao su thải khí CO2” là gì?

Ngụ ý của câu nói “Cây cao su thải khí CO2” có nghĩa là cây cao su, cà phê, tiêu không thể được được tính vào tỷ lệ cây phủ rừng. Vì đây không phải là những loài cây có lợi cho môi trường.

Ngụ ý thực sự sau phát ngôn “Cây cao su thải khí CO2” là gì?

Tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội Quốc hội, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (tỉnh Gia Lai) cho rằng “Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó”.

Một số chuyên gia đã lên tiếng về vấn đề này. Cụ thể là:

Ông Bùi Hồng Quân cho rằng bà Ksor H’Bơ Khăp nói như vậy là hoàn toàn chính xác. Các loại cây như cao su, cà phê, tiêu… đều là rừng trồng, với mục đích khai thác kinh tế. Rừng trồng không có độ ổn định, do thuộc sở hữu của người dân, nên người dân có quyền tự quyết định việc duy trì hay chặt bỏ, không cần xin phép chính quyền.

Do đó, Cơ quan quản lý cần định nghĩa rõ ràng hơn về các loại rừng, về độ che phủ. Có định nghĩa rõ ràng thì mới có thể lên kế hoạch khắc phục hiện trạng.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài: Cây cao su vốn là cây rừng, có xuất xứ từ các khu rừng rậm Amazon của Nam Mỹ, được người Pháp nhập nội vào nước ta từ đầu thế kỷ XX. Ở những nơi đất trống, đồi trọc, dù chúng ta có tính hay không tính đến thì cây cao su khi trồng với mật độ dày vẫn tạo ra tàn che. Còn đối với cây cà phê và tiêu, tôi chưa nghe ai nói là được tính vào độ che phủ của rừng.

Các nước xung quanh như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ còn trồng nhiều cao su hơn Việt Nam, không thấy họ lên án cây cao su. Điều chúng ta cần lên án ở đây là lạm dụng chủ trương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp.

Giờ thì TamTheThangLong tin chắc rằng bạn sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi cây cao su quang hợp như thế nào rồi đúng không? Hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết đến kiến thức này nhé!

Trên đây là bài viết Cây cao su quang hợp như thế nào? Cây cao su có thải ra khí CO2? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!