Cấu tạo và tính chất của xương? Chức năng của xương là gì?

Thứ Ba, ngày 10/05/2025 - 22:59
5 / 5 của 1 đánh giá
Cấu tạo và tính chất của xương? Chức năng của xương là gì? TamTheThangLong giải thích và hướng dẫn các bạn các câu hỏi liên quan đến cấu tạo và tính chất của xương trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang xem : Cấu tạo và tính chất của xương? Chức năng của xương là gì?

Xương là là một phần của bộ xương người, được cấu tạo từ các mô cứng và có nhiều hình dạng khác nhau. Vậy cấu tạo và tính chất của xương như thế nào? Tamthethanglong tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn về cấu tạo và tính chất của xương trong bài viết sau.

Cấu tạo và tính chất của xương

Cấu tạo của xương

Xương là một mô cứng, một loại mô liên kết khác biệt với các mô khác trong cơ thể. Xương có cấu tạo tương tự như tổ ong ở bên trong để tạo độ cứng nhưng khiến xương nhẹ về trọng lượng.

Cấu tạo xương dài

Cấu tạo một xương dài gồm có:

  • Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
  • Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương.
  • Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

Cấu tạo của xương

Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Xem thêm : Tính chất tứ giác nội tiếp? Các dạng bài tập về tính chất nội tiếp

Tính chất của xương

Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể.

Xương có hai tính chất trên nhờ vào thành phần hóa học. Xương cấu tạo từ hai chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ hay còn gọi là chất khoáng. Chất khoáng làm xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.

Chức năng của xương là gì?

Xương là bộ phận có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm cho phép cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, xương cũng chứa một số chức năng khác.

Tham khảo thêm : Vật liệu cơ khí là gì? Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

Chức năng của xương là gì?

Cơ học

Xương tạo ra một khung chắc chắn để nâng đỡ cơ thể. Ngoài ra, các cơ, gân và dây chằng kết nối với xương để giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Không có khung xương, cơ thể không thể di chuyển.

Tổng hợp các chất dinh dưỡng

Xương tạo ra hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu lão hóa hoặc bị lỗi cũng được phá hủy bên trong tủy xương.

Lưu trữ khoáng chất

Xương lưu trữ và dự trữ các khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Xương cũng đảm bảo một số yếu tố tăng trưởng, chẳng hạn như insulin.

Dự trữ chất béo

Các axit béo được lưu trữ bên trong các mô mỡ của tủy xương.

Cân bằng nồng độ pH

Xương có thể giải phóng hoặc hấp thụ muối kiềm. Điều này giúp máu được giữ ở mức pH thích hợp.

Hỗ trợ giải độc cho cơ thể

Xương có thể hấp thụ các loại kim loại năng và các yếu tố độc hại khác từ máu.

Chức năng nội tiết

Xương tiết ra các hormone hoạt động trên thận và ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu và lắng đọng chất béo.

Cân bằng canxi

Xương có thể tăng hoặc giảm lượng canxi trong máu bằng cách hình thành hoặc phá vỡ xương trong một quá trình gọi là tái hấp thu.

  • Cấu tạo và tính chất của cơ chương trình Sinh học 8, 9
  • So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi về cấu tạo và tính chất của xương

Câu hỏi 1: Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ của xương?

Trả lời:

  •  Hình ống → vững chắc, có thể tăng về chiều dài dễ dàng.
  • Nan xương đầu xương xếp vòng cung → tăng khả năng chịu lực.

Câu hỏi 2: Thí nghiệm tìm hiểu thành phần và tính chất của xương:

  1. Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm?
  2. Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Có nhận xét gì?
  3. Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương?

Trả lời:

  • Xương giòn ra (cứng), dễ gãy.
  • Bóp nhẹ → xương vỡ vụn ra.
  • Kết luận: Xương được cấu tạo chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi → xương vừa chắc chắn mà vẫn dẻo dai.

Câu hỏi 3: Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi về cấu tạo và tính chất của xương

Trả lời: 1 – b; 2 – g; 3 – d; 4 – e; 5 – a.

Câu hỏi 4: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

Trả lời:

  • Gồm chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi.
  • Ý nghĩa: Chất khoáng Ca tăng tính bền chắc, chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ 2 chất này khác nhau theo độ tuổi giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.

Câu hỏi 5: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

Trả lời: Xương bở do chất hữu cơ (cốt giao) dễ phân hủy ở nhiệt độ cao → xương mất tính mềm dẻo → dễ tan ra.

TamTheThangLong đã cung cấp thông tin cho các bạn hiểu về xương trên cơ thể của mình. Cấu tạo và tính chất của xương trên cơ thể như thế nào? Các bạn còn thắc mắc gì hãy để comment bên dưới nhé.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2025

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tính chất chia hết của một tổng? Các dạng bài tập cần biết
Tính chất chia hết của một tổng? Các dạng bài tập cần biết
Lý thuyết tính chất chia hết của một tổng là gì? Mời các bạn đọc giả của TamTheThangLong cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!
Tính chất tứ giác nội tiếp? Các dạng bài tập về tính chất nội tiếp
Tính chất tứ giác nội tiếp? Các dạng bài tập về tính chất nội tiếp
Tính chất tứ giác nội tiếp là gì? Các dạng bài tập về tính chất tứ giác nội tiếp? TamTheThangLong sẽ cùng bạn ôn tập lại dạng bài quan trọng này qua bài viết dưới đây.
Vật liệu cơ khí là gì? Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
Vật liệu cơ khí là gì? Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
Khái niệm vật liệu cơ khí là gì? Đâu là những tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới của TamTheThangLong nhé!
Tính chất của cao su là gì? 4 ưu điểm của cao su thiên nhiên
Tính chất của cao su là gì? 4 ưu điểm của cao su thiên nhiên
Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự có mặt của các sản phẩm cao su xung quanh mình, từ bàn ghế, các vật dụng, lốp xe,… Vậy tính chất của cao su là gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Tính chất trọng tâm tam giác và cách xác định trọng tâm
Tính chất trọng tâm tam giác và cách xác định trọng tâm
Trọng tâm tam giác là kiến thức của môn Toán trong chương trình phổ thông. Vậy tính chất trọng tâm tam giác là gì? Cùng TamTheThangLong ôn lại kiến thức qua bài viết sau đây.
So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện là bài tập quen thuộc với học sinh lớp 8. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé!