Cách tập cho bé bú bình? Bí quyết tập cho bé bú bình

Thứ Ba, ngày 12/04/2022 - 21:00
5 / 5 của 1 đánh giá
Bé không chịu bú bình khi đã đủ tuổi làm các mẹ phải lo lắng. Vậy cách tập cho bé bú bình hiệu quả? TamTheThangLong chia sẻ ngay sau đây!

Bạn đang xem : Cách tập cho bé bú bình? Bí quyết tập cho bé bú bình

Cách tập cho bé bú bình? Bí quyết tập cho bé bú bình được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Trẻ con rất khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi. Khi đến giai đoạn cần thiết, các mẹ cần phải cho con tập bú bình để trở lại với công việc thường ngày. Thế nhưng không dễ dàng gì để trẻ từ bỏ núm vú của mẹ và bắt đầu tập bú bình. Vậy các mẹ đã biết cách tập cho bé bú bình thành công chưa? TamTheThangLong xin chia sẻ các kinh nghiệm dưới đây!

Cách tập cho bé bú bình thành công

Cách tập cho bé bú bình thành công là những bí quyết được chia sẻ từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm. Với nhiều cách thử khác nhau và mang lại hiệu quả cao, các mẹ trẻ có thể tham khảo một số cách tập cho bé bú bình thành công:

Không cho bé bú bình trước 6 tuần tuổi

Các bậc cha mẹ cần nhớ là chỉ nên cho bé tập bú bình sau 6 tuần tuổi. Bởi vì lúc này con đã có kỹ năng bú mẹ tương đối thuần thục. Nếu sắp quay lại với công việc, mẹ nên tập bú bình cho trẻ trước từ 2 – 4 tuần.

Cách tập cho bé bú bình thành công

Xem thêm : Cách làm giá đỗ? 10 cách làm giá đỗ nhanh mọc nhất

Mẹ hãy thường xuyên thay đổi giữa hai phương tiện cho bú. Hãy cho trẻ làm quen dần dần với việc bú bình. Mẹ nên tập nhiều lần trong ngày với thời gian tăng dần kết hợp với bú mẹ bình thường.

Không làm trẻ sợ bình sữa

Khi đã quen với núm vú mẹ thì bình sữa là điều rất mới mẻ với bé. Ban đầu, mẹ chỉ nên cho một ít sữa vào bình, kiên trì cho bé làm quen với bình sữa.

Tham khảo thêm : Top 5 bí quyết Cách làm mắt hết thâm hiệu quả và nhanh chóng

Việc lựa chọn loại bình phù hợp cũng sẽ tạo hứng thú cho con và giúp mẹ tiết kiệm thời gian. Mẹ nên chọn bình cổ rộng để dễ vệ sinh sạch sẽ. Lựa chọn loại núm vú mềm, gần giống với ti mẹ sẽ khiến bé dễ dàng làm quen hơn.

Sự hỗ trợ từ người thân 

Nhờ các thành viên trong gia đình thay phiên nhau cho trẻ bú bình. Mẹ không trực tiếp tập cho bé bú bình sẽ hiệu quả hơn vì con thấy mẹ sẽ nhõng nhẽo, đòi ti trực tiếp ngay lúc đó.

Cách tập cho bé bú bình này sẽ giúp mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Đồng thời hình thành ở bé tính tự lập và tự nguyện khi bú sữa bằng bình.

Để bé hơi đói một chút cũng là cách tập cho bé bú bình thành công

Khi bé đang đói, buồn ngủ, lơ mơ, phản xạ bú mút của bé sẽ lên cao nên dễ bảo hơn. Tuy nhiên, mẹ nhớ không bao giờ cho con bú khi con ngủ say hay nghẹt mũi. Điều này có thể làm bé dễ bị sặc sữa.

Kiên trì cho bé tập bú bình trong 1 tuần

Lúc ban đầu tập bú bình cho bé sẽ rất khó khăn. Bé có thể không chịu bú bình hoặc bú được rất ít, nhưng bạn đừng quá lo lắng. Hãy kiên trì, vì trẻ cần thời gian để quên vú mẹ và làm quen, thích nghi với việc bú bình.

Sau một tuần, khi bé đã quen với việc bú bình mẹ có thể tăng số lần trong ngày tùy theo hoàn cảnh.

Tạo môi trường thư giãn trong khi tập bú bình

Sử dụng môi trường xung quanh như âm thanh đồ chơi hoặc tivi, bản nhạc để đánh lạc hướng sự chú ý của bé. Lúc này bé sẽ bắt đầu bú một cách vô thức trước khi nhận ra núm bình sữa trong miệng của mình.

Với cách tập cho bé bú bình này, ngoài việc mang lại tâm lý thoải mái cho bé thì mẹ cũng có những giây phút thư giãn.

Kinh nghiệm cho bé bú bình

Giải pháp khi bé không chịu bú bình là gì?

Không phải cách tập cho bé bú bình nào cũng sẽ mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Có rất nhiều lý do về cả chủ quan và khách quan có thể khiến bé không chịu bú bình. Một số giải pháp khi bé không chịu bú bình mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Khi bé có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng thì trước khi đến giờ bú bình vài phút có thể cho trẻ ngậm núm ti giả, sau đó mới lấy núm ti giả và thay bằng bình sữa.
  • Vắt sữa mẹ vào trong bình và cho bé bú. Khi bé đã quen, bạn mới nên pha sữa ngoài vào bình và cho bé bú bình.
  • Thay đổi núm ti mềm hơn, có thể núm ti quá cứng làm trẻ không thích hoặc khó bú mỗi lần bú bình.
  • Để bé thực sự đói. Hãy để bé thực sự cảm thấy đói, khi đó cho bú bình bé có thể dễ hợp tác hơn.
  • Nếu bé đã ăn dặm, không nên ép bé ăn quá nhiều thức ăn mỗi bữa ăn, bởi bé sẽ no và giảm bớt uống sữa.
  • Tạo môi trường thích hợp. Trong khi cho bé bú bình, tránh tạo ra những yếu tố thu hút bé khiến bé mất tập trung.
  • Nhờ người thân trong gia đình cho bé bú bình. Khi mẹ ở đó, bé có thể không chịu bú bình bởi bé cảm thấy ti mẹ dễ chịu hơn.
  • Dùng thìa (loại dành cho bé) để đút sữa nếu bé không chịu bú bình.
  • Nếu bé đã đến tuổi cầm cốc, bạn có thể để sữa trong cốc và cho bé uống.

Giải pháp khi bé không chịu bú bình là gì?

Bé bỏ bú bình phải làm sao?

Bé có thể bỏ bú bình bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các mẹ nên chú ý xem tại sao bé bỏ bú bình và thay đổi sao cho phù hợp với bé. Một số kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ khi bé bỏ bú bình:

Cho bé bú bình khi đi dạo

Sự phân tâm với những khung cảnh xung quanh sẽ khiến bé “bỏ quên” đi việc đang bú bình và sẽ bú như bình thường. Hơn thế nữa, việc đi dạo cũng khiến bé cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng hơn trong việc ăn uống.

Bé bỏ bú bình phải làm sao?

Bạn có thể dùng một chiếc xe đẩy để trẻ ngồi thẳng, mặt hướng về phía trước. Khi bé bình tĩnh, thoải mái thì đặt bình sữa vào trong miệng, dùng tay vỗ nhẹ ở bụng và hông để nịnh bé.

Cho bé bú khi đang buồn ngủ

Với câu hỏi bé bỏ bú bình phải làm sao, các bà mẹ có kinh nghiệm thường chia sẻ rằng hãy cho bé bú trước khi đi ngủ. Trước khi đi ngủ, bé cũng đang khá mệt nên sẽ bú bình một cách không ý thức.

Cách tập cho bé bú bình này giúp bé ngủ ngon hơn và bố mẹ cũng sẽ đỡ vất vả hơn. Để làm cách này, hãy cho em bú mẹ như bình thường. Khi bé ngừng lại một chút, thì mẹ nhanh chóng đặt bình sữa vào miệng.

Luân phiên thay đổi giữa núm vú giả và bình sữa

Các mẹ có thể tập cho trẻ bú bình bằng cách khi đến giờ bú sữa hoặc bé đòi bú sữa, hãy cho ngậm ti giả trong khoảng nửa phút. Sau đó lấy ti giả ra, nhanh chóng đưa bình sữa vào.

Những tư thế cho bé bú bình hiệu quả nhất

Ngoài những cách tập cho bé bú bình thì tư thế cho bé bú bình cũng là một trong những vấn đề mà các mẹ cần phải quan tâm. Những tư thế cho bé bú bình hiệu quả nhất mà các mẹ nên áp dụng:

Tư thế bế bé một bên

Mẹ hãy vòng cánh tay ôm trọn bé, để đầu của bé tựa vào cánh tay của mình. Bàn tay của mẹ giữ phần dưới của bé và tay còn lại thì cầm bình sữa.

Những tư thế cho bé bú bình hiệu quả nhất

Lưu ý rằng mẹ không nên cho bé nằm thẳng khi bú bình. Tư thế đó có thể khiến dòng sữa chảy vào tai khiến bé bị viêm tai giữa.

Tư thế ngồi tựa vào lòng mẹ

Mẹ để phần đầu của bé tựa vào ngực mẹ để giúp bé ngồi thẳng. Hoặc, mẹ có thể để bé ngồi lệch sang một bên và để đầu của bé tựa vào vai mẹ.

Nếu như bé có vấn đề về trào ngược dạ dày, thường xuyên bị nôn trớ khi bú hay khi ăn thì mẹ nên chọn tư thế cho bé ngồi tựa vào lòng mẹ khi bú bình.

Tư thế ngồi tựa lên đùi

Mẹ có thể cho bé ngồi trên đùi và quay mặt về phía mẹ khi bú. Tư thế này giúp mẹ và bé gia tăng tương tác, bé có thể yên tâm khi luôn thấy mẹ và gia đình ở bên.

Khi nào bé cần bú bình?

Bé cần bú bình là khi bé được khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Đây được cho là thời điểm vàng để tập bú bình cho bé. Bởi lẽ, đây là thời điểm mà bé bắt đầu có khả năng nhận biết và biểu hiện sở thích. Nếu cho bé tập muộn hơn có thể sẽ gây ra khó khăn cho bé trong việc thích nghi.

Khi nào bé cần bú bình?

Tại sao phải học cách tập cho bé bú bình?

Các mẹ nên học cách tập cho bé bú bình bởi mẹ có thể chủ động được thời gian trong công việc và cuộc sống.

Tại sao phải học cách tập cho bé bú bình?

Trước thời điểm hết kì nghỉ thai sản 6 tháng, khi mẹ đã tập cho bé bú bình rồi thì mẹ có thể yên tâm đi làm trở lại và có nhiều thời gian cho bản thân hơn. Khi bé đã chịu bú bình thì cũng sẽ dần dần tiếp nhận sự chăm sóc của những người khác.

Mẹ có thể chủ động thời gian khi có việc ra ngoài, có thêm thời gian nghỉ ngơi mà không phải lo lắng bé đói. Để tránh đột ngột, mẹ nên lên kế hoạch cai bú mẹ từ từ, tập cho bé làm quen với bú bình dần.

Lưu ý khi tập cho bé bú bình

Có rất nhiều cách tập cho bé bú bình mang lại hiệu quả cao và có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên các mẹ nên biết những lưu ý khi tập cho bé bú bình để có thể giúp bé thích nghi nhanh hơn.

  • Khâu chọn bình và vệ sinh kỹ càng.
  • Nên tập bú bình ban ngày hoặc thời điểm thoải mái của bé.
  • Mẹ có thể kiếm vú giả giống núm vú bình cho bé tập trước.
  • Nên nhờ người khác tập bú bình tốt hơn là mẹ tập, không nhắc đến mẹ khi người khác tập bình.
  • Lúc ban đầu, mẹ nên chọn sữa có hương vị giống sữa mẹ nhất để trẻ dễ dàng tiếp nhận.
  • Bình sữa nên được làm ấm. Nhưng tất nhiên, không phải là làm nóng đến mức khiến trẻ bị bỏng.
  • Mẹ nên chọn núm vú có lỗ thoát nhỏ nhất, để dòng sữa chảy ra chậm. Điều này sẽ khiến trẻ thích nghi từ từ, không bị bất ngờ.
  • Đánh lạc hướng khi tập cho bé bú bình.

Lưu ý khi tập cho bé bú bình

Có rất nhiều cách tập cho bé bú bình mà các mẹ có thể tham khảo và thực hiện để giúp bé cai sữa mẹ từ từ. Thông qua bài viết, chắc hẳn các mẹ cũng đã nắm được cách tập cho bé bú bình thành công rồi phải không? Vậy thì đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi TamTheThangLong để được cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Trên đây là bài viết Cách tập cho bé bú bình? Bí quyết tập cho bé bú bình được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!